Many of these primates are kept only at the Endangered Primate Rescue Center.
Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp là một dự án phi lợi nhuận nhằm cứu hộ, phục hồi, nhân giống, nghiên cứu và bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp và cực kỳ nguy cấp của Việt Nam. Được thành lập vào năm 1993, thông qua sự hợp tác giữa Hiệp hội Vườn thú Frankfurt và Vườn Quốc gia Cúc Phương, trung tâm hiện được quản lý dưới sự bảo trợ của Chương trình Bảo tồn Linh trưởng Việt Nam, do Vườn thú Leipzig và Vườn Quốc gia Cúc Phương cùng điều hành. Hơn 180 cá thể linh trưởng đã được sinh ra tại trung tâm, một số loài trong đó là lần đầu tiên được sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt, bao gồm các loài cực kì nguy cấp như Voọc Cát Bà , Voọc quần đùi trắng và Voọc chà vá chân xám.
Ngày nay, trung tâm này là nơi sinh sống của khoảng 170 loài linh trưởng đại diện cho 14 loài. Các loài linh trưởng được nuôi nhốt trong hơn 50 khu chuồng lớn bao gồm hai khu rừng nguyên sinh bán hoang dã có hàng rào bảo vệ, rộng 2 và 5 ha. Những khu vực này dùng để chuẩn bị cho động vật trong quá trình tái thả về tự nhiên và ngoài ra, tạo cơ hội để nghiên cứu hành vi, tập tính của động vật linh trưởng sinh sống trong điều kiện bán hoang dã.
Hiện có 31 nhân viên làm việc tại EPRC trong đó bao gồm cả người bản địa và người nước ngoài
Tilo đã hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn linh trưởng ở Việt Nam hơn 30 năm. Đến từ Dresden, Đức, Tilo đến Việt Nam với tư cách là giám đốc dự án của Hiệp hội Động vật học Frankfurt vào năm 1993. Cùng năm đó, ông thành lập Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phục hồi các loài linh trưởng bị tịch thu và là Giám đốc của EPRC trong 22 năm.
Hiện tại, Tilo đang chủ yếu tập trung vào việc cải thiện công tác bảo vệ rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long và các dự án thả các loài động vật được phục hồi tại EPRC.
Đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1987, Radoslaw là người đầu tiên ghi nhận hình ảnh 03 loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam: Voọc Cát Bà, Voọc Mông Trắng và Voọc mũi hếch.
Trong nhiều năm làm việc tại các sở thú lớn ở Ba Lan, Radoslaw đã đảm nhận các công việc bao gồm nhân viên chăm sóc thú chuyên nghiệp, trưởng nhóm chăm sóc động vật, quản lý sở thú ... và ông đã đảm nhận vị trí Chủ tịch Vườn thú Wroclaw, vườn thú lớn nhất ở Ba Lan. Trong suốt 15 năm phụ trách vườn thú, vườn thú của ông đã tài trợ cho nhiều dự án bảo tồn động vật hoang dã trên thế giới và Việt Nam, có thể kể đến như dự án bảo tồn sao la, dự án bảo tồn thỏ sọc, dự án bảo tồn tê tê và các loài thú ăn thịt nhỏ...
Sau khi nghỉ hưu tại Vườn thú Wroclaw vào tháng 2 năm 2022, Radoslaw quyết định tiếp tục cống hiến cho công tác bảo tồn động vật hoang dã bằng việc đảm nhận vị trí giám đốc điều hành EPRC, với sứ mệnh cứu hộ và phục hồi các quần thể linh trưởng Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Elke đến EPRC lần đầu tiên vào năm 2002 và cô đã ở lại 5 năm với sự bảo trợ của Hiệp hội Bảo tồn Các loài và Quần thể (ZGAP). Năm 2007, cô bắt đầu làm việc cho Zoo Leipzig và làm việc với tư cách là người quản lý tại EPRC theo định kỳ như một phần của chương trình đào tạo nhân viên của vườn thú. Là một người chăm sóc thú được đào tạo chuyên nghiệp, Elke đã có thể truyền lại những kiến thức và kỹ năng quý giá cho các nhân viên địa phương của EPRC. Thông thạo tiếng Việt và hiện đang học tiếng Mường, Elke làm việc trực tiếp cùng với người đứng đầu để giám sát hoạt động công việc hàng ngày và đồng thời đào tạo nhân viên chăm sóc tại EPRC.
Khoa đã tốt nghiệp Thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và began working at the EPRC since 2008. He is one of the most dedicated and committed person at EPRC.
Khoa has extensive field experience, is a quick responder, ensuring the animal’s receiving and releasing process is quick and safe.
Huế bắt đầu làm việc tại EPRC từ năm 2002. Trong thời gian này, cô đã làm việc trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của trung tâm, bao gồm chăm sóc động vật, kỹ thuật, quản lý nhân viên và quản lý tài chính. Huế chịu trách nhiệm quản lý hàng ngày các nhân viên và phúc lợi động vật, báo cáo các hoạt động EPRC cho ban quản lý vườn quốc gia, cô cũng là người mua thức ăn và thiết bị cho động vật.
Vinh bắt đầu làm việc tại EPRC vào năm 1996 và hiện cũng là nhân viên phục vụ lâu nhất. Vinh đã chứng kiến EPRC từ những ngày đầu tiên cho đến tận hôm nay. Anh ấy đã từng sang Úc để làm việc cho bộ phận linh trưởng tại Sở thú Melbourne. Với vai trò là Trưởng nhóm kĩ thuật, trách nhiệm chính của Vinh là đảm bảo cơ sở hạ tầng của chúng tôi được duy trì, xây dựng các khu vực xung quanh mới và quản lý đội ngũ kỹ thuật. Vinh cũng là nhân viên chính của chúng tôi trong việc đi cứu hộ các cá thể linh trưởng bị tịch thu.
Hiện có hơn 25 nhân viên chăm sóc đang làm việc tại EPRC. Họ chủ yếu sinh sống tại các bản làng địa phương và là người dân tộc mường. Do đó EPRC cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sinh kế cho người địa phương. Người Mường . Người Mường nói một phương ngữ khác với tiếng Việt phổ thông và theo truyền thống, họ sống trong nhà sàn. Phần lớn nhiều người trong số họ làm thêm nhiều công việc khác như trồng trọt, chăn nuôi, v.v.
Được thành lập vào năm 1993, EPRC là một dự án phi lợi nhuận nhằm cứu hộ, phục hồi, nhân giống, nghiên cứu và bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp và cực kỳ nguy cấp của Việt Nam.
Trung tâm cứu hộ Linh trưởng nguy cấp 2020
Website by MINIMUMMEANS