Trong suốt quá trình hoạt động cho đến nay, EPRC đã cứu hộ hơn 300 cá thể linh trưởng nguy cấp khỏi đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam
Hiệp hội Động vật học Frankfurt (FZS) khởi xướng một dự án tại Vườn Quốc gia Cúc Phương (CPNP) để đánh giá tình trạng của loài Voọc Quần đùi trắng .
EPRC được thành lập bởi Tilo Nadler, giám đốc dự án của FZS. Tịch thu hai cá thể linh trưởng đầu tiên, đó là 2 con voọc Quần đùi trắng.
EPRC được xây dựng với diện tích 01 héc ta tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.
EPRC mở rộng ra với khu bán hoang dã diện tích 2 héc ta
EPRC một lần nữa mở rộng thêm với khu bán hoang dã rộng 5 héc ta
EPRC mở rộng thêm 1 héc ta khu chuồng trại
lần tái thả đàn Voọc Hà Tĩnh đầu tiên tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
The first release a group of 4 Delacour langurs to Van Long Nature Reserve area – one of their well protected natural habitat where about 120 other individuals are living.
The EPRC field releasing project keep monitor the area and the condition of the released langur for more than 3 years after.
Vườn thú Leipzig tiếp nhận toàn bộ sự hỗ trợ và quản lý của EPRC.
EPRC có tổng diện tích 9 héc ta, nuôi 160 cá thể động vật và có đội ngũ 35 nhân viên.
Năm 1991, Hiệp hội Động vật học Frankfurt (FZS) khởi xướng một dự án tại Vườn Quốc gia Cúc Phương (CPNP) để đánh giá tình trạng của loài Voọc Quần Đùi Trắng.
Dự án này là cột mốc quan trọng đánh dấu mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã
Câu chuyện về Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp bắt đầu từ năm 1991/1992 với những bước đầu chuẩn bị cho dự án. Vào tháng 1 năm 1993, Tilo Nadler - quản lý dự án bắt đầu công việc của mình tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, với trọng tâm là tổ chức lại bộ phận kiểm lâm và tăng cường tuần tra kiểm lâm. Mục đích là giảm nạn săn trộm và khai thác gỗ bên trong vườn quốc gia cũng như kiểm soát và giảm thiểu nạn buôn bán động vật hoang dã ở các khu vực xung quanh vườn quốc gia.
Một sự kiện bất ngờ khi bắt đầu dự án đó là việc tịch thu những con vật đầu tiên; hai cá thể con non loài voọc Quần đùi trắng- loài chủ đạo của dự án. Những con voọc được tìm thấy trong tình trạng sức khỏe kém, các biểu hiện có vấn đề về tiêu hóa đã và cả hai con vật đều bị thương bởi những người thợ săn. Chiếc đuôi dài gần một mét của một con đã bị bẹp dúm phần đầu và buộc phải cắt bỏ khoảng 10 cm khẩn cấp. Những con vật sống sót và được đặt tên là: đuôi ngắn và loài đuôi dài.
Các cuộc khảo sát tại vườn quốc gia và các khu vực lân cận cho thấy rằng áp lực của việc săn bắn hiện rất cao và việc tái thả các động vật vào lại sẽ có mối hiểm họa lớn. Đây cũng là trường hợp tương tự của rất nhiều linh trưởng nguy cấp sau khi tịch thu sẽ nhanh chóng được đưa về Vườn Quốc gia Cúc Phương nhờ việc thực thi pháp luật nghiêm ngặt hơn. Số lượng cá thể linh trưởng thay đổi nhanh chóng đòi hỏi phải có chỗ ở cho chúng và đảm bảo chúng được chăm sóc ngay lập tức, hơn nữa, một quyết định chính thức để cứu giúp cho các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao là cần thiết. Cuối cùng, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, các tổ chức nước ngoài và nhóm Chuyên gia Linh trưởng của IUCN đã ký thỏa thuận thành lập hợp pháp Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Áp lực do việc săn trộm đối với một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao rất nghiêm trọng, các quần thể hoang dã đang suy giảm nhanh chóng. Do sự suy giảm quần thể hoang dã, Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp đã phát triển các chương trình nhân giống cho một số loài động vật sau khi tịch thu Các loài nguy cấp và loài cực kỳ nguy cấp .
Với số lượng voọc Quần Đùi Trắng bị tịch thu nhiều hơn, hai con đực đuôi ngắn và đuôi dài là những cá thể bị tịch thu đầu tiên, đã trở thành những cá thể tiên phong quan trọng cho việc thành lập chương trình sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.
Rất nhanh chóng, khu vực ban đầu đã không còn thích hợp để làm nơi cư trú cho số lượng ngày càng tăng các cá thể linh trưởng bị tịch thu. Do đó chúng tôi cần phải phát triển thêm để chăm sóc những cá thể này, một số trong đó là những loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới.
Năm 1995, sau hai năm hoạt động với các công trình xây dựng tạm thời và chuồng trại cơ bản, vườn quốc gia đã cung cấp diện tích 01 hecta để làm nền móng phát triển cho EPRC. Khu vực này vốn là đất nông nghiệp, không có cây cối hay bóng mát nhưng đủ xây dựng hai căn chuồng đầu tiên vừa đủ kiên cố và sự thoải mái. Trồng cây là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên để cung cấp bóng mát và khí hậu tốt hơn cho động vật nuôi nhốt.
Với việc thực thi pháp luật chặt chẽ hơn và công tác kiểm lâm tăng cường, số lượng cá thể bị tịch thu tiếp tục tăng nhanh hơn so với không gian vốn có tại EPRC. Trong một thời gian ngắn, việc xây dựng thêm nhiều khu hệ thống chuồng trại là cần thiết và vườn quốc gia đã hào phóng cho phép chúng tôi mở rộng thêm diện tích.
Hàng rào bao quanh của EPRC đã được di chuyển đến vài lần để tăng không gian cho các khu vực bao quanh mới. Nhu cầu về không gian bổ sung không chỉ là kết quả của việc tăng số lượng động vật tịch thu mà còn nhờ sự thành công của các chương trình sinh sản tại EPRC.
Năm 1997, bán hoang dã rừng nguyên sinh rộng 2 ha được bao quanh bằng hàng rào điện để huấn luyện và chuẩn bị động vật trước khi tái thả. Vào năm 2001, khu vực thứ hai rộng khoảng 5 ha cũng được xây dựng và một số động vật thuộc các loài khác nhau đã được nuôi giữ trong cả hai khu vực này.
Trong vòng 20 năm qua, số lượng chuông đã tăng từ 02 chuồng có diện tích 275 mét vuông lên tới 50 chuồng với tổng diện tích khoảng 3.200 mét vuông.
Ngoài các khu chuồng trại, bốn ngôi nhà cũng đã được xây dựng cho các loài linh trưởng. Những ngôi nhà này được trang bị hệ thống sưởi điện để tạo điều kiện thích hợp cho các cá thể cứu hộ từ miền Trung và miền Nam Việt Nam, nơi không có mùa đông khắc nghiệt như miền Bắc.
Năm 2013 Vườn thú Leipzig tại Đức đã tiếp nhận toàn bộ trách nhiệm quản lý của EPRC. Vườn thú đã hỗ trợ EPRC về kinh phí và nhân viên từ năm 2000 và cam kết đồng hành hỗ trợ cho sự phát triển và thành công của EPRC trong tương lai.
Delacour’s Langur (Voọc quần đùi trắng) là loài đặc hữu của một vùng nhỏ phía Bắc Việt Nam. Được đặt theo tên của nhà điểu học người Mỹ gốc Pháp Jean Théodore Delacour. Đây được xếp vào một trong những loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
Được thành lập vào năm 1993, EPRC là một dự án phi lợi nhuận nhằm cứu hộ, phục hồi, nhân giống, nghiên cứu và bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp và cực kỳ nguy cấp của Việt Nam.
Trung tâm cứu hộ Linh trưởng nguy cấp 2020
Website by MINIMUMMEANS